CHÂU Á
Đồng hồ đo nhiệt độ
Đồng hồ đo nhiệt độ là loại nhiệt kế đo nhiệt được sử dụng để kiểm soát nhiệt độ dòng lưu chất, nhiệt độ đường ống nhằm đảm bảo vận hành hệ thống một cách trôi chảy. Vậy đồng hồ đo nhiệt độ là gì? Loại đồng hồ nhiệt độ này có đặc điểm gì nổi bật? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu đôi nét về dòng đồng hồ nhiệt độ này nhé!
Đồng hồ đo nhiệt độ là gì?
Đồng hồ đo nhiệt độ hay còn gọi là đồng hồ đo nhiệt, đồng hồ nhiệt độ, nhiệt kế công nghiệp…Tên tiếng anh là Temperature gauges. Đây là thiết bị được sử dụng để đo và hiển thị nhiệt độ môi trường cần đo. Qua đó người vận hành dễ dàng nhận biết được nhiệt độ của lưu chất từ đó giúp kiểm soát được môi trường hoạt động, đảm bảo cho môi trường hoạt động tốt nhất và an toàn nhất. Thiết bị này thường được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống dẫn nước, lò hơi, nồi hơi, máy nén, khí nén, máy lạnh ở các khu công nghiệp, các nhà máy chế biến hay sản xuất thực phẩm, đồ uống…
Đồng hồ nhiệt độ được cấu tạo chủ yếu từ chất liệu inox 304, 316 nên chịu được nhiệt độ cao, áp lực lớn và chống ăn mòn tốt. Thiết bị được Auvietco.net nhập khẩu trực tiếp từ Hàn Quốc, Đài Loan, Đức, G7, Trung Quốc… Với đầy đủ mẫu mã, chủng loại, kích cỡ, hàng sẵn kho, giá thành cạnh tranh nhất thị trường hiện nay.
Cấu tạo của đồng hồ đo nhiệt độ
Mặc dù đồng hồ đo nhiệt rất đa dạng về mẫu mã, chủng loại, kích cỡ nhưng nhìn chung chúng đều được cấu tạo từ các bộ phận chính như:
Thân đồng hồ
Là bộ phận được chế tạo bằng chất liệu inox. Nên có độ bền cao, chịu nhiệt độ cao, áp lực lớn và chống ăn mòn, oxy hóa tốt.
Bộ phận đo
Là bộ phận gồm các ống kim loại chứa chất lỏng, khí hay thanh lưỡng kim. Đây là bộ phận trực tiếp hay gián tiếp tiếp xúc với dòng lưu chất cần đo. Bộ phận này có thể đứng riêng biệt hay nằm trong cùng một khối với phần thân đồng hồ.
Bộ phận chuyển đổi
Là bộ phận thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi tín hiệu từ bộ phận đo đến đồng hồ. Đồng thời chúng tạo chuyển động hiển thị của kim đồng hồ tại giá trị nhiệt độ thực tế.
Bộ phận hiển thị
Là bộ phận được thiết kế dạng kim quay, mặt hiển thị thủy ngân hoặc mặt điện từ. Đây còn là nơi tiếp nhận tín hiệu từ bộ phận chuyển đổi và hiển thị kết quả lên mặt đồng hồ cho người vận hành nắm được các chỉ số và các giá trị đo hiện tại một cách chính xác.
Thông số kỹ thuật đồng hồ đo nhiệt độ
- Kích cỡ mặt: 63, 80, 100, 160mm
- Chân ren kết nối: 1/2”, 1/4”, 3/8”, 3/4″, 1’’, 1.1/4
- Kiểu kết nối: chân đứng, chân sau hay dạng dây
- Kích thước que đo: 6, 8, 9, 10mm
- Chiều dài que: 100 mm, 120mm, 130mm ( Tùy nhu cầu của khách hàng)
- Vật liệu thân: Inox 304, inox 316
- Ống bảo vệ: Thép không rỉ
- Sai số: +-1
- Nhiệt độ hoạt động: -200oC ~ 800oC
- Áp suất hoạt động: PN10- PN40
- Môi trường hoạt động: Nước nóng, chất lỏng, hóa chất,…
- Xuất xứ: Hàn Quốc, Đức, G7, Đài Loan, Trung Quốc…
- Bảo hành: 12 tháng
- Hàng sẵn giao
Nguyên lý hoạt động cơ bản của đồng hồ đo nhiệt
Đồng hồ đo nhiệt có nguyên lý hoạt động khá đơn giản. Chúng hoạt động dựa vào 2 miếng kim loại có độ giãn nở khác nhau. Khi nhiệt độ thay đổi, hai thanh kim loại sẽ giãn nở khác nhau và làm xoay trục kim chỉ thị. Những chuyển động này được tính toán hợp lý nhằm giúp kim chỉ thị báo nhiệt độ hiển thị chính xác. Hai lá của kim đồng hồ sẽ được thiết kế theo dạng xoắn lò xo. Nên có thể giảm sự ảnh hưởng hóa học hay tác động rung từ phía môi trường bên ngoài. Chúng được đặt vừa vặn bên trong một ống inox để đảm bảo an toàn.
Các loại đồng hồ đo nhiệt độ có sẵn tại Auvietco.net
Đồng hồ đo nhiệt độ dạng cơ
Đây là loại đồng hồ đo nhiệt đang được sử dụng phổ biến hiện nay. Đây là thiết bị dễ tìm, dễ sử dụng trong các ngành công nghiệp không cần độ chính xác quá cao. Đồng thời chúng còn dễ dàng lắp đặt hay thay thế bởi không cần dây tín hiệu. Ngoài ra giá thành chúng cũng tương đối rẻ so với các loại đồng hồ nhiệt điện tử.
Đồng hồ đo nhiệt độ điện tử
Đồng hồ đo nhiệt độ dạng điện tử hay còn gọi là bộ hiển thị nhiệt độ. Đây là thiết bị không bao gồm cảm biến hay que nhiệt độ mà chúng là một thiết bị tách rời hoàn toàn. Chức năng của bộ hiển thị nhiệt độ được tích hợp khá nhiều. Nên chúng còn được gọi là bộ hiển thị đa năng. Nghĩa là không chỉ dùng để đo nhiệt độ, mà còn sử dụng cho các loại cảm biến khác như áp suất…
Đồng hồ đo nhiệt độ chân đứng
Đồng hồ nhiệt độ chân đứng là loại đồng hồ có bộ phận ty đo nằm ở bên dưới và có dạng chân đứng. Chúng có các kích cỡ ren và chiều dài là khác nhau. Loại đồng hồ này thường được lắp đặt ở phía trên đường ống ở những vị trí cao nhất so với chiều cao của đường ống.
Đồng hồ nhiệt độ chân sau
Là loại áp kế thường được lắp đặt ở những vị trí dưới thấp với mặt đồng hồ hướng lên trên. Thông thường dạng đồng hồ đo nhiệt chân sau là dạng đồng hồ lưỡng kim, chúng hoạt động dựa vào sử giãn nở với nhiệt độ khác nhau của các thanh kim loại tạo ra. Độ xoắn tác động lên kim đồng hồ hiển thị giá trị đo trên mặt thiết bị. Loại này được sử dụng trong hệ thống hơi, khí nóng hay chất lỏng cần kiểm soát nhiệt độ. Nên thiết bị này đang được ứng dụng rộng rãi trong dân dụng hay trong công nghiệp.
Đồng hồ đo nhiệt dạng dây
Là thiết bị được thiết kế dây có chiều dài đa dạng. Nên chúng có thể lắp đặt ở những vị trí có điều kiện lắp đặt không thuận lợi như ở dưới sâu, trên cao hay trong các bình chứa có độ sâu lớn…
Ứng dụng đồng hồ đo nhiệt độ
Đồng hồ nhiệt độ là sản phẩm có tính ứng dụng cao. Nên thiết bị này đã và đang được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống như
- Trong các hệ thống truyền dẫn nước, cấp thoát nước tại các nhà máy sản xuất, tại các công trình thi công hay trong dân sinh…
- Trong các hệ thống khí hơi, lò hơi, nồi hơi, khí nén, ở các hệ thống sản xuất, ở các cửa hàng sửa chữa xe, các đồ dùng, thiết công nghiệp,…
- Trong lĩnh vực thực phẩm, dược phẩm, nước giả khát, rượu bia,…
- Trong các hệ thống điện lạnh, hệ thống HVAC
- Trong ngành công nghiệp đóng tàu, năng lượng…
Tiêu chí cơ bản để lựa chọn đồng hồ nhiệt độ
Hiện nay trên thị trường đồng hồ đo nhiệt rất đa dạng về mẫu mã, chủng loại, kích cỡ, nguồn gốc xuất xứ…Mỗi loại sẽ có chức năng và ứng dụng riêng. Nên trong quá trình lựa chọn sản phẩm Quý khách hàng cần nắm được những đặc trung của từng loại và nhu cầu của từng hệ thống để có thể lựa chọn được những sản phẩm phù hợp với mục đích và kinh phí của đơn vị.
Sâu đây là một sô tiêu chí cơ bản giúp bạn có thể lựa chọn được sản phẩm phù hợp nhất:
Đơn vị đo nhiệt độ
Phụ thuộc vào spec của hệ thống mà khách hàng sẽ lựa chọn đơn vị đo nhiệt độ phù hợp với nhu cầu và thông số kỹ thuật bạn muốn đo. Các đơn vị đo nhiệt độ thông dụng thường là độ C, độ F, độ K,.
Kích thước mặt đồng hồ
Kích thước phổ biến của mặt đồng hồ đo nhiệt là 50, 63, 80, 100, 160 và 250 mm. Với cùng một dải đo nhiệt độ như nhau, nhưng mặt đồng hồ càng lớn thì độ chính xác càng cao. Nên tùy theo nhu cầu sử dụng và kinh phí của đơn vị mà khách hàng có thể lựa chọn kích cỡ mặt đồng hồ phù hợp.
Dải nhiệt độ cần đo
Lựa chọn dải đo phù hợp là yếu tố rất quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng đến độ chính xác của đồng hồ khi đo.Thiết bị này có dải đo rất da dạng từ dải đo âm đến 500oC. Dải đo càng gần với áp lực cần đo thì độ chính xác sẽ càng cao. Thông thường người ta sẽ lựa chọn nhiệt độ đo tối đa của đồng hồ lớn hơn khoảng 20% so với áp lực thực tế.
Kiểu dáng và cấu tạo của đồng hồ
Tùy theo vị trí lắp đặt và nhu cầu của hệ thống mà khách hàng có thể lựa chọn kiểu thiết kế và cấu tạo phù hợp. Cụ thể như đối với những hệ thống cần đo có khoảng cách xa thì phải sử dụng đồng hồ đo dạng dây, còn ở những ứng dụng cần theo dõi liên tục và cần độ chính xác coa thì nên chọn đồng hồ đo dạng điện tử…
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về các loại đồng hồ đo nhiệt độ. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp khách hàng có thêm những kiến thức bổ ích về sản phẩm. Để từ đó có thể lựa chọn được những sản phẩm phù hợp nhất cho hệ thống và kinh phí của đơn vị. Quý khách quan tâm đến thiết bị này cần tư vấn thêm về kỹ thuật hay báo giá đồng hồ đo nhiệt độ cụ thể hãy liên hệ ngay Hotline của chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất.