CHÂU Á
Van bướm tay quay
Van bướm tay quay là dòng van bướm đóng mở cho lưu chất đi qua nhờ bộ phận tay quay vô lăng. Đây là dòng van thường được sử dụng trong các hệ thống đường ống có kích cỡ lớn. Vậy van bướm tay quay vô lăng là gì? Van được cấu tạo từ những chất liệu nào? Ứng dụng của van bướm tay quay ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu đôi nét về dòng van bướm tay quay vô lăng này nhé!
Đôi nét về van bướm tay quay
Van bướm tay quay là một trong những dòng van công nghiệp dùng để đóng mở hay điều tiết dòng chảy trong các hệ thống đường ống. Van sử dụng phương pháp điều khiển dạng cơ bằng cách tác động lên bộ phận tay quay gắn trên thân van để điều khiển quá trình vận hành van. Thông thường bộ phận tay quay sẽ được bố trí nằm vuông góc với hướng dòng chảy.
Van bướm tay quay vô lăng được chế tạo từ nhiều loại vật liệu như gang, inox, thép, nhựa và được kết nối hệ thống đường ống dạng kẹp Wafer, tai bích hay 2 mặt bích. Với sự linh hoạt và thiết kế đa dạng dòng van này đang được sử dụng rộng rãi trong nhiều môi trường hay hệ thống đường ống, thiết bị như trong các hệ thống nước, nước thải, hệ thống hơi nóng, hóa chất, khí nén…
Van bướm tay xoay được sử dụng chủ yếu trên các hệ thống đường ống có kích thước lớn từ DN200 trở lên. Sản phẩm được Auvietco.net nhập khẩu chính hãng từ Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc với đầy đủ chủng loại. Hàng sẵn kho Hà Nội và kho Hồ Chí Minh, bảo hành dài hạn, giá tốt nhất thị trường.
Đặc điểm nổi bật của van cánh bướm tay quay
- Van có trọng lượng nhẹ, kích thước nhỏ gọn
- Giá thành tương đối rẻ
- Hoạt động tốt ở da dạng môi trường
- Lắp đặt đơn giản, nhanh, dễ dàng vận hành
- Dễ dàng bảo dưỡng, thay thế từng chi tiết riêng biệt
- Có thể lắp đặt lẫn giữa các tiêu chuẩn với nhau
Các loại van bướm tay quay thông dụng trên thị trường hiện nay
Theo vật liệu chế tạo thân
Van bướm tay quay được chế tạo từ nhiều loại chất liệu gang, inox, nhựa, thép…Môi chất liệu này sẽ có tính chất khác nhau. Nên chúng sẽ phù hợp với những môi trường, hệ thống làm việc khác nhau.
Thân gang
Van bướm tay quay thân gang là dòng van đang được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Van được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống cấp thoát nước, PCCC, khí nén… Vì đây là dòng van có giá thành rẻ nhất.
Dòng van này có đĩa van được chế tạo từ 3 loại chất liệu là đĩa inox, đĩa gang và đĩa bọc teflon. Mỗi loại chất liệu sẽ có những tính năng nhất định như đĩa gang sẽ dùng trong các môi trường khí hay nước sạch. Đĩa inox dùng trong môi trường nước thải hay khí. Còn đĩa bọc teflon sẽ dùng trong các môi trường hóa chất hay chất ăn mòn.
Thân nhựa
Van bướm nhựa tay quay là dòng van đang được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống hóa chất. Tuy nhiên chúng có khả năng chịu nhiệt độ và va đập kém. Nên khi sử dụng cần quan tâm đến áp lực và nhiệt độ làm việc của hệ thống, bởi áp lực làm việc của van nhựa chỉ MAX PN10 nhiệt độ MAX 90oC.
Thân thép
Đây là dòng van có khả năng hoạt động trong các môi trường có nhiệt độ cao lên đến 300oC và áp lực lớn lên đến PN25/PN40. Nơi mà những dòng van bướm gang không thể đáp ứng được yêu cầu. Nên van thường được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống lò hơi, các nhà máy nhiệt điện hay các hệ thống sản xuất bột, đá, xi măng…
Thân inox
Là dòng van có giá thành cao nhất trong các loại van bướm hiện nay. Bởi dòng van này có thể hoạt động trong các hệ thống có nhiệt độ MAX lên đến 180oC. Với gioăng làm kín được chế tạo từ chất liệu PTFE nên có khả năng chống ăn mòn tương đối tốt. Nên dòng van này thường được sử dụng trong các hệ thống nước, chất lỏng, chất khí, hơi hay các môi trường hóa chất có nồng độ ăn mòn <40%.
Mỗi dòng van bướm tay xoay sẽ phù hợp với những môi trường sử dụng nhất định. Cụ thể như đối với van bướm tay quay chất liệu inox thường được sử dụng ở các môi trường có nhiệt độ cao, áp lực lớn hay trong các môi trường dung dịch hay lưu chất ăn mòn có nồng độ thấp. Đối với van bướm tay quay nhựa sẽ làm việc tốt trong các môi trường có tính chất ăn mòn. Van bướm thép sẽ làm việc tốt trong các môi trường có nhiệt độ cao và áp suất lớn, còn van bướm gang sẽ làm việc tốt trong các môi trường lưu chất thông thường.
Theo phương pháp kết
Kết nối dạng kẹp
Đây là kiểu kết nối van bướm đơn giản nhất. Nên chúng cũng có giá thành rẻ nhất trong các dòng van bướm tay xoay hiện nay. Van được thiết kế chỉ gồm hai vị trí xỏ bulong để cố định van. Chúng được kết nối cố định bằng cách kẹp chặt bởi 2 mặt bích của 2 bên ống.
Kết nối dạng tai bích rút gọn
Van bướm tay quay kết nối tai bích rút gọn là dòng van đang được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Trên thân van có 4 vị trí để xỏ bulong liên kết với mặt bích. Nhờ nó mà chúng cố định van với mặt bích tốt hơn so với kết nối kiểu kẹp ở trên. Nếu những hệ thống đồi hỏi độ chắc chắn cao hơn kiểu kết nối ở trên thì dòng van này là ưu tiên số 1. Van bướm tai bích yêu cầu về mức độ chính xác trong lắp đặt cao hơn, tuy nhiên đồng thời với yêu cầu đó là van được cố định trên đường ống chắc chắn hơn.
Kết nối dạng tai bích
Van bướm tai bích là dòng van khi lắp đặt đòi hỏi những yêu cầu cao hơn. Đồng thời với yêu cầu đó thì van sẽ được cố định chắc chắn hơn trên đường ống. Số vị trí để bắt bu lông của van đúng bằng số lỗ bắt bu lông ở mặt bích của đường ống. Loại van bướm này có khả năng kín lưu chất cao hơn và chịu lực tốt hơn.
Kết nối dạng mặt bích
Đây là dòng van yêu cầu độ chính xác cao nhất trong lắp đặt so với các kiểu kết nối van bướm khác. Kiểu kết nối này mang đến độ khít kín cao. Nên chúng thường được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống đường ống có kích cỡ lớn.
Tuy nhiên trong quá trình lựa chọn dòng van này cần xác định đúng tiêu chuẩn mặt bích của van đúng với tiêu chuẩn mặt bích của hệ thống đường ống. Hay khác tiêu chuẩn nhưng phải đảm bảo tính lắp lẫn trên hệ thống.
Đến đây thì ta có thể van bướm tay quay có nhiều kiểu kết nối với hệ thống đường ống như kết nối mặt bích, lug hay wafer. Đối với kiểu kết nối mặt bích thường được lắp đặt trong các hệ thống đường ống có kích cỡ lớn với các tiêu chuẩn mặt bích phổ biến như BS, DIN, JIS…Kiểu lắp đặt wafer thì thông dụng hơn vì chúng có thể lắp đặt phù hợp với nhiều kiểu lắp đặt hay tiêu chuẩn lắp đặt khác nhau. Còn đối với kiểu lắp đặt lug thì khá đặc biệt bởi chúng tạo độ chắc chắn khi lắp đặt van bướm tay quay vào hệ thống.
Cấu tạo van bướm tay quay
Van bướm tay quay được cấu tạo từ các bộ phận chính như:
Thân van
Đây là bộ phận chính tiếp xúc và chịu tác động từ môi trường bên ngoài cũng như bảo vệ các cơ cấu bên trong.
Thông thường bộ phận được chế tạo từ các loại vật liệu có khả năng chống chọi với các môi trường khắc nghiệt như inox, gang, thép…Và được thiết kế kết nối đường ống dạng kẹp, tai bích hay mặt bích. Tùy vào nhu cầu của từng hệ thống mà chúng ta có thể lựa chọn vật liệu chế tạo van và kiểu kết nối phù hợp.
Cánh van
Cánh van hay còn gọi là đĩa van, là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với dòng lưu chất, chúng có nhiệm vụ mở hay chặn không chồng lưu chất đi qua. Đĩa van thường được chế tạo từ chất liệu inox, gang, thép, nhựa…
Đĩa van bướm được thiết kế thành 2 loại tương ứng với trục van bướm.
Loại đĩa có trục xuyên thấu, thiết kế này tạo độ bền chắc cho van bướm tay xoay. Tuy do đĩa van dày nên sức cản dòng chảy của loại van này lớn.
Loại đĩa gắn 2 trục ở phía trên và dưới, loại đĩa này cần 2 trục van để gắn kết phí trên và phía dưới. Thiết kế này giúp giảm sức cản của cánh bướm với dòng lưu chất. Tuy nhiên độ cứng không bằng loại đĩa có trục xuyên thấu. Nên dòng van này thường được sử dụng cho các dòng van có kích cỡ vừa và nhỏ.
Trục van
Là bộ phận có nhiệm vụ truyền lực momen xoắn từ tay quay tới cánh van. Chúng đảm bảo cánh van xoay cùng góc với góc của tay quay. Qua đó giúp van thực hiện thao tác đóng mở.
Trục van bướm tay quay thường được chế tạo từ nhiều chất liệu trong đó phổ biến nhất là inox và thép.
Trục van bướm vô lăng được thiết kế theo 2 dạng, một loại trục xuyên thấu cánh van cố định với thân van và một loại trục cố định 2 đầu trên dưới của cánh van.
Gioăng làm kín
Là bộ phận làm kín giữa cánh van và thân van hay giữa bộ phận kết nối van với bộ phận kết nối của đường ống. Bộ phận này thường được chế tạo từ chất liệu cao su EPDM, NBR hay PTFE.
Tay quay
Là bộ phận gắn liền với tên gọi của van. Bộ phận này bao gồm vô lăng và hộp số để chuyển đổi vòng quay của vô lăng thành một phần góc quay của trục.
Hộp số cùng tay quay được lắp cố định với trục van và nằm trên mặt bích cổ van. Mặt trên của tay quay thường được gắn thêm mũi tên chỉ hướng đóng mở.
Ngoài ra bộ phận này còn được thiết kế tách rời để linh hoạt trong việc lựa chọn cách thức vận hành van khi cần chuyển sang kiểu vận hành tự động.
Cơ chế hoạt động van bướm tay quay vô lăng
Van bướm tay quay có nguyên lý hoạt động khá đơn giản. Khi chúng ta quay vô lăng theo một góc nhất định để tạo chuyển động quay. Thì bộ truyền động của bánh răng sẽ chuyển hoá chuyển động quay vô lăng thành chuyển động xoay của trục van. Phần cánh van được cố định với trục, nên khi trục xoay sẽ kéo theo cánh van xoay quanh trục.
Thông số kỹ thuật của van bướm tay quay vô lăng
- Kích cỡ: DN50 – DN1200
- Chất liệu thân: Inox , nhựa, gang, thép
- Vật liệu đĩa, trục: Inox 304 – 316, Nhựa, thép
- Nhiệt độ làm việc: – 10 – 253°C
- Áp lực làm việc: 10 bar, 16 bar, 25 bar, 40 bar
- Kiểu liên kết: Wafer, tai bích, mặt bích
- Kiểu vận hành: Tay quay
- Môi trường làm việc: Nước, khí, gas, xăng, chất lỏng, hóa chất, …
- Hãng sản xuất: KBV, KVS, Kizt, ARV, AUT, Shinyi, Wonil, Samwoo…
- Xuất xứ: Malaysia, Đài Loan, Nhật, Hàn quốc, China, …
- Bảo hành 1 năm
- Hàng sẵn giao
Ứng dụng của van bướm tay xoay
Van bướm tay xoay là dòng van điều khiển cơ học thường được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống đường ống lớn trong công nghiệp. Cụ thể như:
- Trong các nhà máy thuỷ điện
- Trong hệ thống cấp thoát nước
- Trong các hệ thống xử lý nước thải dân dụng, công nghiệp
- Trong các hệ thống ống dẫn khí, dầu mỏ
- Trong các hệ thống sản xuất thực phẩm, dược phẩm hay đồ uống
- Trong các hệ thống xử lý hóa chất, dung dịch ăn mòn như muối, axit, bazo
- Trong các hệ thống xử lý khí, hơi ở các lò hơi, nồi hơi, hệ thống cấp dẫn, khí…
Hướng dẫn lắp đặt van bướm vô lăng
- Bước 1
Sau khi đã chọn được loại van bướm tay quay phù hợp với hệ thống cần lắp đặt, người vận hành cần chuẩn bị thêm một số phụ kiện, thiết bị để phục vụ cho quá trình lắp đặt như mặt bích, gioăng làm kín, bluong, ecu…Cùng với các dụng cụ phụ lắp đặt như cờ lê, mỏ lết, máy hàn..,
- Bước 2
Cần xác định kích thước độ dày của van bướm. Để từ đó hàn 2 mặt bích lên đường ống sao cho khoảng cách trong của 2 mặt bích bằng với chiều của van bướm ( Lưu ý nếu là van bướm 2 mặt bích hay tai bích thì cần ướm sao cho mặt bích hàn có 1 lỗ hướng lên phía trọng tâm thẳng đứng)
- Bước 3
Lắp đặt van bướm vào vị trí giữa hai mặt bích vừa được hàn. Tùy vào vị trí đường ống lắp đặt mà chúng ta căn chỉnh phần tay quay hướng lên phía trên hoặc xuống phía dưới. Ngoài ra cũng có thể nằm ngang, nhưng hướng tốt nhất là đầu báo hiệu đóng mở hướng lên phía trên.
- Bước 4
Đệm thêm gioăng làm kín vào giữa các mặt bích kết nối nhằm đảm bảo độ kín và chống rò gỉ. Sau đó dùng bulong xỏ qua cái đai hay lỗ bulong mặt bích trên van bướm. Sau đó xiết chặt và kiểm tra lại các kết nối xem chúng đã chắc chắn hay chưa.
- Bước 5
Mở dòng lưu chất trên hệ thống đường ống. Sau đó tiến hành đóng mở để xác định mức độ hoạt động của van.
Như vậy quá trình lắp đặt van bướm tay quay vô lăng cũng khá đơn giản. Nếu trong quá trình lắp đặt phát sinh vấn đề gi hãy liên hệ ngay Hotline của chúng tôi để được kỹ thuật hỗ trợ sớm nhất.
Báo giá van bướm tay quay
Auvietco.net là đơn vị nhập khẩu và phân phối các loại van công nghiệp nói chung và van bướm tay quay nối riêng. Các sản phẩm này đều được chúng tôi nhập khẩu chính hãng và trực tiếp phân phối tại thị trường Việt Nam không qua bất kỳ đơn vị trung gian nào.
Do van bướm tay quay vô lăng có sự đa dạng về chủng loại, kích cỡ, tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như nguồn gốc xuất xứ khác nhau. Nên chúng tôi không thể báo giá từng sản phẩm cụ thể trên Website.
Nếu quan tâm đến dòng sản phẩm này Quý khách hàng hãy gọi ngay Hotline của chúng tôi để nhận báo giá van bướm tay quay nhanh nhất với chiết khấu cao nhất.