CHÂU Á
Van bướm điều khiển khí nén
Van bướm điều khiển khí nén là dòng van mang trên mình nhiều ưu điểm vượt trội. Nên thiết bị này đang được ứng dụng rộng rãi từ trong công nghiệp cho đến dân dụng. Vậy van bướm điều khiển khí nén là gì? Có những loại van bướm khí nén nào? Giá van bướm điều khiển khí nén ra sao? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu đôi nét về dòng van bướm điều khiển khí nén này nhé!
Đối nét về van bướm điều khiển khí nén
Van bướm điều khiển khí nén tên tiếng anh là Pneumatic control butterfly valve. Đây là dòng van bướm cơ được kết hợp với đầu điều khiển bằng khí nén. Chúng sử dụng áp lực khí nén để thực hiện quá trình đóng mở van. Khi khí nén được cấp và phân chi bởi van điện từ khí nén đi vào thiết bị truyền động, chúng đẩy piston di chuyển hết hành trình và tạo ra momen xoắn cho trục vít và làm trục van xoay 1 góc 90 độ và kết thúc chu trình mở.
Van bướm điều khiển bằng khí nén là dòng van có thời gian đóng mở nhanh chỉ 1-2s khi van ở chế độ ON/ OFF đóng mở hoàn toàn. Ngoài ra van còn có thể đóng mở tuyến tính theo góc để điều tiết dòng chảy lưu chất đi qua van.
Van bướm điều khiển đóng mở bằng khí nén là dong van cung cấp các đặc tính dòng chảy tuyệt vời với độ bền cơ học cao, khả năng chống ăn mòn, chống oxi hóa tốt…Chúng đang được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống xử ly nước sạch, nước thải hay các ứng dụng liên quan đến hóa chất…
Van điều khiển khí nén được Auvietco.net nhập khẩu trực tiếp từ Đài Loan với đầy đủ mẫu mã, chủng loại, kích cỡ DN40-DN1000. Hàng sẵn giao, bảo hành dài hạn, chế độ hậu mãi hấp dẫn, giá cạnh tranh nhất trên thị trường hiện nay.
Cấu tạo van bướm điều khiển khí nén
Van bướm điều khiển khí nén được cấu tạo bởi 2 bộ phận chính là thiết bị truyền động khí nén và van bướm cơ.
Van bướm cơ
Van bướm là bộ phận lắp đặt trực tiếp với đường ống, tiếp xúc trực tiếp với dòng lưu chất. Nên đây là bộ phận chịu áp lực, nhiệt độ, tính chất của dòng lưu chất của dòng lưu chất. Ngoài ra chúng còn có nhiệm vụ điều tiết lưu lượng, dòng chảy lớn nhỏ theo các góc hay đóng mở hoàn toàn.
Phần van bướm cơ được chế tạo từ các bộ phận như thân van, đĩa van, gioăng làm kín, trục van…
Thân van bướm
Là bộ phận được chế tạo từ chất liệu gang, inox, nhựa…Chúng có nhiệm vụ bảo vệ các chi tiết bên trong thân.
Đĩa van
Là bộ phận quan trọng nhất của van bướm, chúng có dạng như cánh bướm và quay quang trục của nó để thực hiện chức năng đóng mở dòng chảy.
Đĩa van thường được chế tạo từ các loại vật liệu chống ăn mòn như inox, gang, thép hay nhưa tổng hợp.
Trục van
Trục van hay còn gọi là trục vít truyền động. Bộ phận trung gian sẽ nhận lực xoắn từ thiết bị truyền động khí nén và chuyền xuống đĩa van để tạo ra trạng thái đóng hay mở van.
Gioăng làm kín
Là bộ phận có chức năng giúp van không bị rò rỉ lưu chất, chúng làm kín phần đĩa van và thân van lại với nhau khi van ở trạng thái đóng. Gioăng làm kín thường được chế tạo từ cao su, EPDM hay PTFE. Tùy thuộc vào tính chất hóa học của lưu chất trong hệ thống mà lựa chọn chất liệu gioăng làm kín phù hợp.
Thiết bị truyền động khí nén
Thiết bị truyền động khí nén hay còn gọi là bộ điều khiển khí nén, đầu điều khiển khí nén…Có thể nói đây là trung tâm đầu não của van điều khiển bằng khí nén. Thiết bị được nhập khẩu trực tiếp từ Đài Loan.
Chúng được cấu tạo từ các bộ phận chính như: Piston, xi lanh, trục vít, lò xo…
Thân – Nắp đầu điều khiển khí nén
Là bộ phận được chế tạo từ hộp kim nhôm bên ngoài được phủ 1 lớp sơn tĩnh điện. Đây là chi tiết bao quanh toàn bộ các chi tiết nằm bên trong.
Piston – Thanh răng
Là bộ phận thông thường sẽ được chế tạo từ POM nên rất vững chắc và bền bỉ trong quá trình hoạt động. Đây là bộ phận tạo ra lực xoắn khi tiếp nhận áp lực hay áp suất khí nén để thược hiện chức năng đóng mở van.
Trục
Là bộ phận nhận lực xoắn từ thanh răng rồi chuyền từ trục hoa khế trung gian xuống trục van.
Lò xo đàn hồi
Là bộ phận chỉ được trạng bị ở thiết bị truyền động khí nén tác động đơn. Là bộ phận giúp đơ van hay thiết bị truyền động về vị trí đóng hoàn toàn.
Ngoài ra còn một số bộ phận khác như gioăng làm kín, bulong, đai ốc…
Thông số kỹ thuật chung van bướm điều khiển khí nén
- Kích cỡ van: DN50 – DN1000
- Chất liệu thân: Gang, inox, nhựa
- Đĩa, trục van: Inox 304, CF8
- Gioăng làm kín: Cao su tổng hợp, teflon (PTFE)
- Chất liệu đầu khí: Hợp kim nhôm
- Tiêu chuẩn kháng nước: IP67
- Áp lực khí: 3 ~ 8kgf/cm²
- Kiểu hoạt động: Tác động đơn hoặc tác động kép
- Thời goan đóng mở: 1 ~ 2s
- Momen xoắn: 2.75Nm ~ 13673Nm
- Dạng van: ON/OFF hoặc tuyến tính
- Kiểu kết nối: Kẹp bích wafer, mặt bích
- Tiêu chuẩn mặt bích: BS, JIS, DIN, ANSI
- Áp lực hoạt động: PN10, PN16
- Nhiệt độ làm việc đầu khí: -40 ~ 80 độ C
- Nhiệt độ làm việc van: 0 ~ 250 độ C
- Hãng sx van bướm: ARV, AUT, KVS, KBV, Wonil, Samwoo…
- Hãng sx đầu khí: Wyeco
- Xuất xứ: Đài Loan
- Môi trường hoạt động: Nước, khí gas, dầu…
- Bảo hành: 12 tháng
- Hàng sẵn kho
Các loại van bướm điều khiển khí nén phổ biến trên thị trường hiện nay
Theo vật liệu chế tạo thân
Thân gang
Là dòng van bướm khí nén có phần thân được làm bằng gang đúc hay gang cầu. Đây là loại vật liệu có khả năng chịu lực tác động và nhiệt độ khá tốt. Bên ngoài phần thân van được phủ thêm 1 lớp sơn Epoxy dày giúp tăng khả năng làm việc trong điều kiện ngoài trời.
Phần cánh van được chế tạo từ gang hoặc inox để tăng khả năng chống ăn mòn và chống oxy hóa khi tiếp xúc với dòng lưu chất có tính oxi hóa cao.
Đồng thời đây cũng là dòng van bướm khí nén được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay bởi, van được chế tạo từ gang nên giá thành khá rẻ.
Thân inox
Là dòng van có phần thân được chế tạo từ chất liệu inox 304 hay inox 316. Đây là loại vật liệu có độ bền cao, khả năng chịu nhiệt độ cao, áp suất lớn, khả năng chống ăn mòn, chịu mài mòn tốt.
Gioăng làm kín được làm từ PTFE nên đảm bảo độ kín tốt, qua đó giúp giảm thiểu tối đa khả năng rò rỉ lưu chất gây ảnh hưởng đến vận hành hệ thống.
Dòng van này thường được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống yêu cầu đảm bảo vệ sinh như trong chế biến thực phẩm, dược phẩm, đồ uống, nước thải, nước sạch…Tuy nhiên giá thành của dòng van này cũng tương đối cao.
Thân nhựa
Là dòng van khí nén có phần thân được chế tạo từ chất liệu nhựa PVC, uPVC, cPVC, gioăng làm kín được là từ EPDM, NBR…Đây là loại vật liệu có khả năng chống ăn mòn, chống oxy hóa và khả năng kháng hóa chất cực tốt.
Hơn nữa giá thành có dòng van này cũng tương đối rẻ, nên đây là phương án tối ưu đối với bài toán chi phí của nhà thầu, chủ đầu tư.
Tuy nhiên khả năng chịu lực, chịu tải và chịu nhiệt độ của dòng van này không cao. Nên khi lựa chọn dòng van này cần lưu ý để đảm bảo độ ổn định trong quá trình vận hành.
Van bướm nhựa điều khiển khí nén thường được dùng trong các hệ thống có áp suất và nhiệt độ không quá lớn hay trong các hệ thống hóa chất có độ ăn mòn cao, bazo, axit đậm đặc, hay trong môi trường nước biển…
Thân thép
Là dòng van có phần thân được chế tạo từ chất liệu thép WCB, đây là loại vật liệu có độ cứng cao nên khả năng chịu nhiệt độ và áp suất tương đối lớn so với các loại vật liệu khác.
Van bướm thép điều khiển khí nén thường được sử dụng rộng rãi trong các nhà máy nhiệt điện, các hệ thống xăng dầu, hệ thống hơi nóng…
Thân inox vi sinh
Là một dạng của van bướm inox nhưng thân van được đánh bóng, nhẵn đến một mức độ nhất định để đảm bảo hoạt động tốt trong các môi trường yêu cầu độ sạch.
Đây là dòng van chuyên dụng trong các hệ thống sản xuất và chế biến thực phẩn, dược phẩm, đồ uống…
Theo kiểu kết nối
Kết nối 2 mặt bích
Là dòng van được đúc liền 2 mặt bích 2 bên thân để kết nối với 2 mặt bích của đường ống thông qua các bu lông. Mặt bích được gia công theo các tiêu chuẩn DIN, JIS, BS, ANSI.
Van bướm mặt bích điều khiển khí nén thường sử dụng cho các hệ thống đường ống có kích cỡ lớn. Kết nối mặt bích giúp tăng độ chắc chắn và tăng độ kín của hệ thống. Tuy nhiên giá thành của dòng van bướm kết nối mặt bích tương đối cao so với van bướm kết nối Wafer.
Kết nối kiểu kẹp
Là dòng van được thiết kế có 2 hay 4 lỗ tai để cố định vị trí van trong quá trình lắp đặt. Kiểu kết nối này giúp quá trình lắp đặt, bảo dưỡng hay thay thế nhanh chóng.
Dòng van này được kết nối bằng cách đặt van bướm khí nén ở giữa 2 mặt bích đường ống. Dau đó sử dụng các bu lông để luồn qua 2 đầu mặt bích và lỗ trên thân van rồi siết chặt.
Kiểu kết nối này có thể lắp lẫn giữa nhiều tiêu chuẩn mặt bích như BS, JIS, DIN… với nhau. Qua đó giúp tăng tính tương thích đối với nhiều hệ thống mà vẫn đảm bảo được độ bền và độ chắc chắn.
Kết nối tai bích
Nếu kết nối kẹp Wafer ở trên có thể tương thích với nhiều tiêu chuẩn mặt bích thì kết nối tai bích lại yêu cầu khắt khe về sự đồng bộ của tiêu chuẩn mặt bích. Có nghĩa là đối với đường ống tiêu chuẩn mặt bích chỉ có thể kết nối với van bướm khí nén có mặt bích tiêu chuẩn BS…
Dòng van này được thiết kế các tai (vấu) liên kết có ren ở xung quanh thân van. Các tai này sẽ kết hợp với các bu lông có vai trò cố định thiết bị với mặt bích của hệ thống.
Van bướm khí nén kết nối tia bích thường được lắp đặt ở những vị trí kết thúc đường ống hay, các hệ thống phễu rót công nghiệp hay ở một số trường hợp chúng còn được lắp đặt ở những vị trí nối giữa 2 đoạn đường ống.
Theo cơ chế vận hành
Dạng ON/OFF
Là dòng van bướm điều khiển khí nén chỉ có 2 chức năng đóng hoàn toàn hay mở hoàn toàn. Khi cánh van đóng kín sẽ nằm ở góc 0 độ, còn khi cánh van mở hoàn toàn sẽ nằm ở góc 90 độ. Dòng van này có giá thành rẻ hơn so với loại tuyến tính bởi thiết kế có phần đơn giản.
Dòng van này thường được sử dụng với chức năng đóng mở dòng lưu chất lỏng, hơi nóng, khí nén trong các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp… Đặc biệt là đối với các hệ thống đường ống có kích cỡ lớn với áp lực dòng chảy lớn việc cánh van đóng 100% hay mở 100% sẽ giúp tránh hiện tượng ăn mòn cánh van và tạo hiện tượng áp suất không đồng đều ảnh hưởng đến cả hệ thống.
Dạng tuyến tính
Đây là phiên bản nâng cấp của van bướm khí nén, dòng van này ngoài khả năng đóng mở hoàn toàn chúng còn có thể điều chỉnh các góc đóng mở theo yêu cầu.
Van nhận được tín hiệu điều khiển Analog 4 – 20mA hay 0 – 10V vào bộ Positioner (bộ tuyến tính), giúp van đóng/mở theo tỷ lệ 0 đến 100%. Qua đó giúp điều tiết lượng lưu chất đi qua van theo mong muốn.
Tuy nhiên van bướm điều khiển khí nén tuyến tính có cấu tạo phức tạp hơn nên giá thành cũng sẽ cao hơn so với dạng van ON/OFF.
Theo bộ truyền động
Dạng tác động đơn
Là dòng van bướm khí nén mà bên trong bộ truyền động khí nén sẽ có piston và lò xo. Van hoạt động theo nguyên lý cung cấp áp lực khí nén 1 lần. Khi cấp khí nén vào bộ truyền động, chúng tạo ra lực tác động lên piston đẩy nó di chuyển và ép lò xo về 2 đầu và tạo ra trạng thái mở van. Khi ngừng cấp khí nén, nhờ lực đàn hồi của lò xo sẽ tự động đẩy piston về vị trí đóng ban đầu. Lúc này van sẽ ở trạng thái đóng hoàn toàn.
Do được thiết kế thêm lò xo nên bộ truyền động khí nén tác động đơn thường có giá thành cao hơn so với dạng tác động kép.
Dạng tác động kép
Là dòng van khí nén mà bên trong bộ truyền động không được trang bị lò xo, điều này có nghĩa là van đóng hay mở sẽ phụ thuộc vào việc cấp khí cho bộ truyền động.
Dòng van này có 2 cổng cấp cấp khí, 1 cổng tương ứng với chiều mở van, cổng còn lại tương ứng với chiều đóng van.
Bộ điều khiển khí nén tác động kép có cấu tạo đơn giản hơn nên giá thành rẻ hơn so với dạng tác động đơn. Nên dạng van này cũng được sử dụng rộng rãi hơn.
Đánh giá ưu và nhược điểm của van bướm khí nén
Ưu điểm
- Van vận hành tự động nên không tốn sức lực và đem đến hiệu quả tối ưu hơn các loại van bướm tay gạt hay tay quay.
- Thời gian đóng mở nhanh chỉ từ 1-3S
- Van điều khiển bằng khí nén nên độ an toàn rất cao
- Lưu lượng dòng chảy đi qua đường ống luôn được đảm bảo
- Cấu tạo đơn giản, thiết kế thân van dẹt, chiếm ít không gian diện tích lắp đặt
- Môi trường hoạt động đa dạng, van có thể hoạt động tốt ở nhiều loại môi trường khác nhau như chất lỏng, khí, hơi…
- Đa dạng kích cỡ, đặc biệt là các kích cỡ lớn trong các nhà máy, xí nghiệp
- Dễ dàng lắp đặt và thay thế
- Độ bền của dòng van này tốt hơn so với các loại van bướm điều khiển điện
- Giá thành van rẻ hơn so với van bi điều khiển bằng khí nén.
Nhược điểm
- Dòng van này chỉ có kích cỡ từ DN40 trở lên
- Chi phí lắp đặt và vận hành cao hơn các dòng van bướm khác
- So với dòng van bi thì van bướm khí nén chịu áp lực và nhiệt độ làm việc nhỏ hơn.
- Không phù hợp với mục tiết dòng chảy
- Chỉ dùng cho các hệ thống khí nén
Ứng dụng thực tế van bướm điều khiển khí nén
Van bướm khí nén là dòng van có khả năng phản ứng nhanh, dễ tự động hóa và có thể xử lý được nhiều loại chất lỏng. Dòng van này đang được sử dụng rộng rãi trong nhiều hệ thống đặc biệt là các hệ thống công nghiệp. Một số ứng dụng tiêu biểu như:
- Trong các hệ thống xử lý nước và nước thải
- Trong các hệ thống HVAC
- Trong các hệ thống PCCC
- Trong ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống
- Trong ngành công nghiệp dược phẩm
- Trong các nhà máy thủy điện, nhiệt điện
- Trong các đường ống dẫn dầu và khí đốt
- Trong sản xuất xi măng
- Trong sản xuất giấy và bột giấy
- Trong khai thác khoáng sản
- Trong các ứng dụng hàng hải…
Địa chỉ mua van bướm khí nén chất lượng giá tốt
Hiện nay khi nhu cầu sử dụng van cánh bướm điều khiển khí nén ngày càng nhiều thì cũng có ngày càng nhiều đơn vị phân phối dòng sản phẩm này ra đời. Tuy nhiên không phải đơn vị nào cũng đủ tiềm lực để nhập khẩu trực tiếp. Nên nhiều đơn vị chỉ làm thương mại, qua nhiều công đoạn giá thành sản phẩm sẽ bị đẩy lên cao.
Nếu bạn đang băn khoăn chưa biết tìm mua van bướm điều khiển khí nén chất lượng giá tốt ở đâu thì Van nước Âu Việt sẽ là địa chỉ lý tưởng cho bạn.
- Tất cả các sản phẩm van bướm khí nén đều được Van nước Âu Việt nhập khẩu trực tiếp từ các nước có nền công nghiệp tiên tiến.
- Cung cấp đầy đủ hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ kèm theo
- Hàng sẵn số lượng lớn tại các kho Hà Nội và TP Hồ Chí Minh sẵn sang cung ứng khi khách hàng có nhu cầu
- Bảo hành chính hãng từ 12 tháng, đổi mới sản phẩm nếu có lỗi từ phía nhà sản xuất
- Chính sách thanh toán và hình thức vận chuyển đa dạng phong phú…
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về van bướm điều khiển khí nén, ngoài dòng van này chúng tôi còn cung cấp các loại van bi khí nén, van y viên khí nén…Quý khách quan tâm đến các loại van này cần tư vấn thêm về kỹ thuật hay báo giá van bướm điều khiển khí nén hãy liên hệ ngay Hotline của chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất.