Hiển thị 1–12 của 27 kết quả

Van điều khiển điện

Hiển thị 1–12 của 27 kết quả

Van điều khiển điện thường được sử dụng để thực hiện các chức năng đóng mở hay điều tiết dòng chảy trong các hệ thống công nghiệp khác nhau. Dòng van này đa dạng mẫu mã, chủng loại, kích cỡ khác nhau tùy vào mục đích sử dụng và yêu cầu của hệ thống. Một số ưu điểm của van điều khiển điện bao gồm khả năng tự động hóa quá trình, khả năng kiểm soát chính xác và linh hoạt trong việc thay đổi hoạt động. Điều hiểu rõ về dòng van nước đóng mở bằng điện này, mời các bạn cùng chúng tôi theo dõi ở bài viết dưới đây nhé!

Van điều khiển điện là gì?
Van điều khiển điện là gì?

Giới thiệu van điều khiển điện

Van điều khiển điện tiếng anh tên là Electric actuator valve, đây là dòng van điều khiển tự động bằng động cơ thay vì sử dụng tay gạt hay tay quay để thực hiện quá trình đóng mở như các loại van cơ thông thường. Van có 2 dạng hoạt động chính dựa trên cách thức vận hành là dạng ON/ OFF đóng mở hoàn toàn hay tuyến tính đóng mở theo các góc khác nhau đã được cài đặt trước.

Van điều khiển bằng điện là dòng van sử dụng dòng điện với điện áp 1 chiều hay xoay chiều, 2 pha hay 3 pha 24VDC, 220VAC hay 380VAC để điều khiển van hoạt động. Đây là dòng van đang có mặt ở hầu hết các hệ thống đường ống trong công nghiệp hiện nay, ứng dụng dòng van này được sử dụng trong các nhà máy sản xuất thực phẩm, các nhà máy sản xuất giấy, gạch men, nhà máy nhiệt điện, các hệ thống lọc hóa dầu…

Van nước đóng mở bằng điện được Van nước Âu Việt nhập khẩu trực tiếp từ Đài Loan với đầy đủ mẫu mã, chủng loại, kích cỡ DN15 – DN1000. Hàng sẵn kho Hà Nội và Hồ Chí Minh, đầy đủ CO, CQ, catalog, hình ảnh thực tế, hỗ trợ vận chuyển tận chân công trình, bảo hành dài hạn, giá cạnh tranh nhất thị trường.

Van điều khiển bằng điện

Cấu tạo van điều khiển bằng điện

Van điều khiển điện được cấu tạo bởi 2 bộ phận chính là: Phần van cơ và phần đầu điều khiển điện.

Phần van cơ

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại van cơ với đầy đủ hình dáng, kích cỡ khác nhau như van bi, van bướm, van cổng, van cầu… Những tên gọi này dựa theo hình dáng và cấu tạo của phần van cơ. Ví dụ như van bướm thì sẽ có đĩa van được thiết kế như hình cánh bướm, chúng sẽ xoay lật góc 90° để đóng hay mở cho dòng lưu chất đi qua.

Các loại van cơ này thường được chế tạo từ các loại chất liệu gang, inox, nhựa, đồng, thép… Mỗi loại chất liệu cấu tạo khác nhau chúng sẽ có đặc điểm, ứng dụng ở từng loại môi trường khác nhau. Ví dụ như nếu chất liệu inox có khả năng chịu được nhiệt độ cao và chịu áp lực và chống ăn mòn tốt, thì chất liệu nhựa lại có khả năng kháng hóa chất nên chúng có khả năng chống ăn mòn cực tốt. Ngoài ra chất liệu này còn giúp giải quyết được bài toán về giá cả, giúp tiết kiệm chi phí vận hành hệ thống cho người sử dụng.

Van cơ được kết nối hệ thống theo kiểu nối ren, rắc co, mặt bích hay hàn Clamp…Tùy vào nhu cầu hệ thống, kích cỡ, môi trường làm việc mà khách hàng có thể lựa chọn loại van cơ, chất liệu cấu tạo, kiểu kết nối phù hợp.

Các loại van cơ

Phần đầu điều khiển điện – Motor điện

Là bộ phận quan trọng nhất của van điều khiển điện. Chúng có nhiệm vụ chuyển đổi năng lượng điện sang năng lượng cơ học để tác động lên trục và cánh van giúp chúng chuyển từ trạng thái đóng sang mở.

Đầu điều khiển bằng điện có nhiều kiểu dáng, kích cỡ khác nhau nhưng chúng đều được cấu tạo từ những bộ phận chính như:

  • Phần vỏ đầu điều khiển: Vỏ đầu điều khiển thường được chế tạo từ nhôm, hợp kim nhôm hay nhựa, nên chúng có độ bền cao và chịu được sự tác động từ môi trường bên ngoài. Bên ngoài phần vỏ được phủ thêm một lớp sơn Epoxy để tăng sự chống chịu với môi trường và chống rò rỉ điện gây nguy hiểm đối với người vận hành.
  • Công tắc hành trình và hiển thị đóng mở van: Đây là bộ phận dùng để thiết lập chu trình hoạt động cho van, khi hết 1 chu trình hoạt động chúng sẽ tự ngắt.
  • Bảng mạch điện: Là bộ phận được dùng để kết nối giữa các linh kiện trong motor điện với nhau. Chúng chuyển đổi lệnh thiết lập từ điều khiển thành các hoạt động vận hành nhất định của van.
  • Cuộn dây điện: Đây là bộ phận nhận nguồn điện từ bảng mạch và chuyển đổi chúng thành cơ năng.
  • Tụ điện: Là bộ phận có tác dụng lưu trữ năng lượng điện. Chúng cho phép điện áp xoay chiều đi qua, nên giúp tụ điện có thể dẫn điện như một điện trở đa năng.
  • Bộ phận tăng lực, trợ lực: Thông thường kích thước và trọng lượng của van cơ khá nặng. Ngoài ra dòng lưu chất cũng có áp suất rất lớn nên yêu cầu cần có một lực rất lớn là việc bắt buộc để có thể vận hành được van, nên để đảm bảo sự ổn định của hệ thống thì trong mỗi đầu điều khiển điện sẽ có thiết bị tăng lực và trợ lực. Thiết bị này bao gồm các bánh răng được liên kết với nhau để giảm thiểu tối đa lực kéo và công suất bỏ ra khi vận hành van.
  • Tay quay: Là bộ phận vận hành dự trù, chúng được sử dụng để thực hiện thao tác đóng mở van khi xảy ra sự cố mất điện hay motor điện không hoạt động được.
Thiết bị truyền động điện

Nguyên lý hoạt động van điều khiển điện

Khi cấp điện cho đầu điều khiển, chúng sẽ chuyển hóa năng lượng điện thành cơ năng để đóng mở van. Tuỳ vào dạng động cơ mà chúng sẽ chuyển thành dạng truyền động quay hay truyền động thẳng. Động cơ này truyền động trực tiếp tới trục van, từ đó giúp van đóng mở một cách trơn tru.

Động cơ này có thể đóng mở hoàn toàn theo dạng ON/OFF hay đóng mở tuyến tính theo góc. Ở dạng tuyến tính động cơ có cấu tạo phức tạp hơn, kèm theo giá thành cũng cao hơn so với các loại van điều khiển điện thông thường

Ưu và nhược điểm của van điều khiển điện bằng motor

Ưu điểm

  • Van có thời gian đóng mở chậm nên không gây ra tình trạng sốc áp hay các rung động, tiếng ồn ảnh hưởng đến hệ thống đường ống
  • Đa dạng về vật liệu chế tạo nên phù hợp với nhiều loại môi trường làm việc khác nhau
  • Đa dạng về điện áp sử dụng 220V, 24V, 380V nên phù hợp với nhu cầu mọi hệ thống lắp đặt
  • Đa dạng về kích cỡ nên phù hợp với mọi hệ thống đường ống từ nhỏ đến lớn, từ trong dân dụng cho đến công nghiệp
  • Van hoạt động hoàn toàn tự động nên giảm được phí nhân công vận hành hệ thống
  • Van đạt tiêu chuẩn bảo vệ IP67 nên có thể lắp đặt ở những môi trường ẩm ướt hay ngoài trời

Nhược điểm

  • Ở những dòng van có kích cỡ nhỏ thì việc lắp thêm đầu điều khiển điện khiến van rất cồng kềnh, với những hệ thống này nên dùng các loại van điện từ
  • Thời gian đóng mở van chậm nên không phù hợp cho những ứng dụng cần thao tác nhanh
  • Phụ thuộc vào nguồn điện. Vì cần duy trì cấp điện liên tục để van hoạt động
  • Có thể xảy ra sự cố chập, cháy, nổ gây mất an toàn khi sử dụng

Các loại van điều khiển điện phổ biến trên thị trường hiện nay

Hiện nay trong kho của Van nước Âu Việt có rất nhiều dòng sản phẩm van điều khiển điện với đủ mọi vật liệu cấu tạo, cách thức vận hành và hình thức kết nối với hệ thống đường ống…

Theo thân van

Các loại van điều khiển điện
Các loại van điều khiển điện

Van bướm điều khiển điện

Đây là dòng van điều khiển tự động thường được sử dụng trong các hệ thống đường ống có kích cỡ lớn từ DN50 trở lên. Van có phần cánh dạng ép tròn, chúng xoay 1 góc 90° trong phạm vi gioăng làm kín. Van được kết nối hệ thống dàng mặt bích với đa tiêu chuẩn kết nối như JIS, BS, DIN, ANSI hay dạng Wafer và Luge.

Van Buom Dieu Khien Dien Auvietco
Van bướm điều khiển điện

Van bi điều khiển điện

Một dạng van bi được thao tác đóng mở bằng motor điện, chúng sử dụng dòng điện với điện áp 24V, 220V, 380V để thực hiện quá trình đóng mở van. Ngoài ra van có thể gửi tín hiệu đến tủ PLC để điều khiển van đóng mở từ xa. Đây là dòng van bi nên khi van mở bi van không nằm trên đường đi của lưu chất nên dòng chảy đi qua van không bị thay đổi. Van thường được kết nối hệ thống theo kiểu nối ren hay mặt bích với các kích cỡ phổ biến từ DN15 – DN200. Van được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống cấp thoát nước, truyền dẫn nước thải hay hệ dẫn khí….

Van Bi Dien Auvietco
Van bi điện

Van cầu điều khiển bằng điện

Là dòng van thường được sử dụng để kiểm soát, điều tiết lưu lượng và nhiệt độ lưu chất đi qua. Van có thể tự đóng lại khi xảy ra sự cố mất điện. Dòng van này thường được sử dụng trong các hệ thống có nhiệt độ cao, áp lực lớn như hơi nóng, dầu nóng…Ưu điểm của dòng van này là hoạt động bền bỉ và khả năng điều tiết lưu lượng chính xác như mong muốn nhưng chúng lại có giá thành tương đối cao nên ít được sử dụng phổ biến hiện nay.

Van Cau Dieu Khien Dien Aivietco
Van cầu điều khiển điện

Van cổng điều khiển bằng điện

Là dòng van cổng được gắn thêm motor điện để vận hành van tự động thay thế vận hành cơ năng của con người. Ngoài ra van vẫn có thể vận hành bằng tay khi mất điện đột ngột hay xảy ra các trường hợp khẩn cấp, tai nạn. Van cổng điện thường là các dòng van có kích cỡ lớn nên chúng thường được kết nối hệ thống dạng mặt bích. Van chủ yếu được thiết kế dạng ON/ OFF, ít khi được sử dụng cho mục đích điều tiết, van thường được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống xử lý, phân phối nước tại các đập thủy điện, các nhà máy nhiệt điện, các hệ thống lọc hóa dầu, hóa chất…

Van Cong Dieu Khien Dien Auvietco
Van cổng điều khiển điện

Theo cơ chế hoạt động

Van điều khiển bằng điện ON/OFF- Tuyến tính
Van điều khiển bằng điện ON/OFF- Tuyến tính

Van điều khiển điện ON/OFF

Là dòng van chỉ đóng mở theo 1 hành trình nhất định là quay 1 góc 90° để mở van và ngược lại góc 90° để đóng van. Nghĩa là van chỉ có thể đóng hoàn toàn hay mở hoàn toàn, chúng chỉ như một van đóng ngắt chú không thể sử dụng cho các hệ thống đòi hỏi điều tiết lưu lượng. Van này thường là van bi điện hay van bướm điện. Đối với dòng van này quá trình lắp đặt, vận hành cũng như bảo trì không quá phức tạp. Nên chúng không đòi hỏi chuyên môn cao, chỉ cần hiểu biết chút ít về điện là có thể lắp đặt và vận hành van.

Van Dieu Khien Dien On Of Auvietco
Van điều khiển điện ON/OFF

Van điều khiển tuyến tính bằng điện

Là dòng van ngoài chức năng đóng mở ON/OFF chúng còn có thể điều chỉnh dòng chảy lưu chất đi qua van theo các góc độ mà người vận hành mong muốn. Bộ điều khiển điện sẽ nhận tín hiệu đầu vào từ 4mA – 20mA tùy vào điện áp đầu nhận để điều chỉnh được các góc mở hay đóng tại vị trí cửa van. Van có cấu tạo phức tạo hơn, giá thành cao hơn và ngoài ra khi sử dụng chúng còn đòi hỏi người dùng phải có chuyên môn về điện hay lập trình PLC.

Van Dieu Khien Dien Tuyen Tinh Auvietco
Van điều khiển điện tuyến tính

Theo hình thức kết nối

Van nước điều khiển bằng điện nối ren- lắp bích
Van nước điều khiển bằng điện nối ren – lắp bích

Có nhiều loại kết nối van được sử dụng nhưng phổ biến nhất là nối ren và mặt bích.

Kết nối mặt bích

Kiểu kết nối này thường được sử cho các hệ thống có nhiệt độ cao, áp lực lớn với các kích cỡ phổ biến từ DN50 trở lên. Kết nối mặt bích mang đến sự chắc chắn cho mối nối và độ kín hoàn toàn của lưu chất trong hệ thống.

Kết nối ren

Kiểu kết nối này phù hợp với những hệ thống đường ống có kích cỡ vừa và nhỏ. Đây là kiểu kết nối đơn giản, qua đó giúp tiết kiệm thời gian, chi phí cũng như công sức để lắp đặt hay bảo dưỡng sản phẩm.

Theo điện áp

Van điều khiển điện 220v-24v-380v
Van điều khiển điện 220v – 24v – 380v

Trên thị trường hiện nay có 3 loại điện áp phổ biến mà dòng van này đang sử dụng là:

Van điều khiển điện 24V

Đây là loại điện áp nhỏ nên tương đối nhỏ. Nên chúng an toàn đối với người vận hành. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng cần có bộ đổi nguồn điện để chuyển đổi từ điện áp 220V sang 24V.

Van điều khiển điện điện 220V

Đây là loại điện áp phổ biến nhất ở Việt Nam nên van điện 220V cũng là dòng van thông dụng nhất. Do chúng cùng với nguồn điện lưới quốc gia nên có thể thuận tiện sử dụng ở tất cả các vị trí mà không cần sử dụng thiết bị đổi nguồn điện.

Van điều khiển điện điện 380V

Đây là loại điện áp 3 pha của Việt Nam, vì sử dụng điện 3 pha nên dòng van này ít được sử dụng. Chúng chỉ tiện lợi đối với các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp nơi có sử dụng nguồn điện này.

Ứng dụng phổ biến của van nước đóng mở tự động bằng điện

Nhờ khả năng vận hành tự động khi được cấp nguồn điện. Nên dòng van điều khiển điện này đang được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống từ dân dụng cho đến công nghiệp nhằm tiết kiệm sức người cũng như thời gian vận hành. Cụ thể như:

  • Hệ thống truyền dẫn, xử lý nước, nước thải, hóa chất
  • Hệ thống sản xuất thực phẩm, dược phẩm, công nghiệp đồ uống
  • Các nhà máy thủy điện, nhiệt điện, điện hạt nhân
  • Các hệ thống khai khoáng, khí đốt
  • Nhà máy chế biến giấy và bột giấy
  • Nhà máy xi măng, gạch men…
Ứng dụng van bướm đóng mở bằng điện
Ứng dụng van bướm đóng mở bằng điện

5 lưu ý khi mua van điều khiển điện mà bạn nên quan tâm

Để lựa chọn được sản phẩm van điều khiển điện chính hãng, chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh và đáp ứng được nhu cầu sử dụng của mình Quý khách hàng hãy chú ý đến một số điểm như:

Chọn lựa kích cỡ van phù hợp

Cần lựa chọn kích cỡ van hay còn gọi là size van cho phù hợp với kích thước hệ thống đường ống cần lắp đặt. Đối với những đường ống có kích cỡ nhỏ thì những dòng van kết nối ren, rắc co, clamp sẽ được lựa chọn. Còn cối với các hệ thống có kích cỡ lớn thì chúng sẽ phù hợp với kiểu kết nối mặt bích. Đối với loại này bạn cần chú ý lựa chọn tiêu chuẩn mặt bích của van phù hợp với tiêu chuẩn mặt bích của hệ thống mới có thể lắp đặt được van. Các tiêu chuẩn mặt bích phổ biến là ANSI, BS, DIN, JIS.

Lưu ý tới áp suất danh định

Áp suất dạng định chính là áp lực chịu đựng của van. Áp suất này thể hiện áp lực tối đa mà van có thể chịu đựng đa số nhà sản xuất sẽ sử dụng kí hiệu PN để chỉ thông số này. Thông thường thông số này thường được đúc nổi trên thân van với các mức áp suất phổ biến là PN10/ PN16/ PN25/ PN40/ PN63… Chúng còn được biểu hiện theo đơn vị là Bar hay kg/cm2.

Áp suất đóng của van điều khiển điện

Áp suất dùng để đóng van còn được gọi là lực đóng van hay closing pressure ở một số thương hiệu sản xuất. Tuy nhiên có một thông số chung mà tất cả các hãng sản xuất van đang dùng là Delta P (ΔP). Đây chính là lực chênh áp giữa áp suất đầu vào và áp suất đầu ra của sản phẩm. Dựa vào áp suất trên mà khách hàng có thể lực đóng của actuator van phù hợp nhất.

Áp suất đầu vào và đầu ra của van

Đây là một trong những yếu tố quan trọng của van điện. Bởi tính được áp suất đầu và và đầu ra của van điện thì mới có thể tính ra được delta P lực đóng mở cho van delta P lực đóng mở của van. Tuy nhiên với áp suất đầu vào chúng ta còn có thể chọn thêm một thông số nữa là áp suất danh định của van.

Lưu ý tới môi chất đi qua van

Cần phải xác định được môi chất đi qua van là gì, môi trường hoạt động của van là như thế nào. Để qua đó có thể xác định được thuộc tính, tính năng hóa học của môi trường đó ra sao. Để từ đó bạn có thể lựa chọn chất liệu cấu tạo van phù hợp. Đây là trong những yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng và tuổi thọ của van.

Ngoài các yếu tố trên cần lưu ý thêm một số yếu tố:

  • Xác định lưu lượng dòng chảy đi qua van
  • Nhiệt độ lưu chất
  • Điện áp sử dụng
  • Dạng hoạt động ON/OFF hay tuyến tính…

Mua van nước điều khiển điện chính hãng giá tốt tại Hà Nội

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều dòng van điều khiển nói chung và van điều khiển điện khác nhau. Mà mỗi loại van lại có cấu tạo, thông số kỹ thuật khác nhau, cách sử dụng khác nhau, ứng dụng ở các hệ thống khác nhau… Nên khi có nhu cầu về dòng van nước điều khiển điện này Quý khách hãng liên hệ ngay đến HOTLINE: 0866 482 688 của chúng tôi để được tư vấn và lựa chọn được sản phẩm phù hợp nhất với hệ thống và kinh phí của đơn vị mình.

Các sản phẩm van điều khiển điện được chúng tôi nhập khẩu chính hãng và phân phối trực tiếp tại thị trường Việt Nam nên đảm bảo khi đến với Van nước Âu Việt, Quý khách hàng sẽ nhận được những sản phẩm chất lượng nhất với giá cả cạnh tranh nhất. Là đơn vị nhập khẩu trực tiếp nên chúng tôi luôn chủ động nguồn hàng. Van điều khiển bằng điện không chỉ có sẵn tại kho Hà Nội mà còn có sẵn tại kho Hồ Chí Minh của chúng tôi. Quý khách có thể đến tận kho để xem và mua sản phẩm.

Ngoài ra đối với các sản phẩm phi tiêu chuẩn hay các loại van kích cỡ lớn… chúng tôi có thể đặt hàng trực tiếp với nhà sản xuất. Và cam kết sẽ có hàng sau khoảng 15 ngày – 45 ngày tùy theo khối lượng. Để được tư vấn sản phẩm và báo giá van điện điều khiển cụ thể nhất hãy gọi ngay đến HOTLINE: 0866 482 688 của chúng tôi nhé!

Contact Me on Messenger
Contact Me on Zalo